Củ nén là gì? Có tác dụng gì trong cuộc sống hàng ngày?

Củ nén là gì?

Có tác dụng gì trong cuộc sống hàng ngày?

  1. Củ nén là gì?

Củ nén (ở Huế gọi là củ ném) thuộc họ hành tỏi, có tên khoa học là Allium Odorum L. trong dân gian hay gọi là củ hành tăm. Củ nén là một loại “gia vị” đặc biệt cho các món chiên, xào, kho, hấp hoặc nấu cháo, nấu chè… Ngoài ra, củ nén còn là bài thuốc dân gian hiệu nghiệm để phòng và chữa một số bệnh. Theo Đông y, nén có vị cay, ngọt, tính ôn có tác dụng bổ thận, làm ấm lưng, chữa đái són, mộng tinh, tiểu nhiều lần. Củ Nén có chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh như metylpen tyldisulfid, pentylhydrodisulfid, và nhiều silic. Do đó củ nén có tính kháng sinh, có tác dụng kiện vị, trợ tiêu hóa, giải cảm, chống cảm cúm, sát trùng đường hô hấp, chống sình bụng,  ho, viêm họng…

Không chỉ là loại gia vị thông dụng, trong Đông Y, củ nén còn có công dụng như 1 vị thuốc kì diệu, đóng vai trò như một cây thuốc quanh ta. Vậy củ nén có tác dụng gì?

  1. Công dụng của củ nén trong y học

Theo Đông Y, củ nén có vị cay, tính ấm, mùi hăng và nồng, có tác dụng trong ôn ấm tỳ vị, trúng gió, giải cảm, nóng rét, trị ho, tiêu đờm, giúp đổ mồ hôi, sát khuẩn, lợi tiểu, trị cảm hàn, bí tiểu, bị côn trùng hay rắn độc cắn,…

Sỡ dĩ củ nén có nhiều công dụng như trên, do nó chứa các hợp chất lưu huỳnh như metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid và nhiều silic, đó đều là những hợp chất quan trọng giúp củ nén có tính kháng sinh, trợ tiêu hoá, giúp sát trùng đường hô hấp, chống sình bụng, ngăn cảm cúm và viêm họng, đặc biệt nén cũng có tác dụng chống bệnh ung thư…

z2269256980344_9746f4cc94597f22324d7a3eb78ba45eTrong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ củ nén được lưu truyền, không những dễ làm lại rất hiệu quả, dưới đây là một vài bài thuốc quý từ củ nén:

2.1. Củ nén dùng để điều trị cảm lạnh: Lấy 1 nắm củ nén đem giã nhuyễn ra rồi thêm gạo tẻ vào để nấu cháo. Sau khi cháo chín thì thêm chừng 15ml giấm vào và ăn nóng.

2.2. Chữa bệnh ho: Củ nén và đường phèn chưng cách thủy rồi lấy nước để uống là được.

2.3. Có tác dụng giảm cảm cúm: Lấy 10 củ nén đem giã nát rồi nấu nước uống.

2.4. Chữa bệnh phong hàn, giảm đau nhức: Tùy tình trạng bệnh mà chuẩn bị lá tía tô và củ nén mỗi vị tầm 20 đến 30g. Cả 2 đem thái nhỏ rồi đem nấu cháo ăn lúc còn nóng. Sau đó đắp kín chăn để mồ hôi vã ra.

2.5. Chữa bệnh căn bệnh chướng bụng, đầy hơi: Đầu tiên lấy củ nén giã nát ra rồi mang sao nóng lên. Sau đó cho vào 1 miếng vài rồi đắp vào chỗ bàng quang. Nếu trẻ nhỏ bị thì chỉ cần dùng 1 đến 2 củ nén rồi giã nát và chưng cách thủy. Lấy nước cho trẻ uống là được.

2.6. Củ nén chữa trị bệnh tiêu chảy: Lấy vài củ nén nấu nước với vài lát táo tây rồi lấy nước này uống là được.

2.7. Điều trị tê, nhức mỏi tay: 16g gừng, 62g củ nén và 3g ớt đem nấu nước chia ra 2 lần để uống hết trong ngày.

2.8. Dùng chữa các chấn thương, tụ máu: Củ nén người ta hay dùng để đánh tan máu tụ và chữa vết thương vì nó có khả năng kháng khuẩn tốt. Chỉ cần giã nát củ nén rồi nấu với nước để rửa vết thương là được.

2.9. Tác dụng giải độc cơ thể, tăng sức đề kháng: Nếu củ nén mà ăn thường xuyên sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ngừa các bệnh cảm cúm thông thương,… Người nào làm ở môi trường nhiều chất độc hại thì dùng củ nén để cơ thể đào thải độc tố tốt hơn.

2.10. Giảm tình trạng khó thở do nghẹt mũi: Củ nén đem nấu nước rồi uống vài lần trong ngày. Sau vài ngày là khỏi.

2.11. Phòng ngừa đau bụng do giun chui vào ống mật: Giã nát củ nén rồi chắt lấy nước cốt. Thêm dầu cùng để uống.

2.12. Chữa cảm phong hàn: Đem củ nén giã nát ra rồi hòa với nước ấm để uống. Đồng thời cạo gió cho nhanh khỏi.

2.13. Giải độc do bị côn trùng cắn: Lấy đúng 7 củ nén rửa sạch rồi nhai kỹ. Phần nước thì nuốt từ từ. Phần bã đắp vào chỗ bị cắn. Cách này dùng khi thực sự khẩn cấp.

2.14. Chống cảm lạnh: Chỉ cần lấy 1  vài củ nén nhai cùng với rượu trắng là được.

2.15. Làm thuốc chữa ho gà: Dùng củ hay lá củ nén giá nát ra đều được. Thêm đường phèn vào giã cho hòa với nhau. Sau đó đem hấp rồi chắt lấy nước uống.

2.16. Củ nén cứu người bị trúng gió cấm khẩu: Chỉ cần vài củ nén giã nát để lấy nước cốt. Sau đó nhúng lông gà vào nước cốt rồi quét lên cổ họng. Nhớt sẽ ra hết.

2.17. Điều trị bệnh lòi dom: Lấy 1 nắm củ nén nhỏ đem giã nát ra rồi sao nsong lên. Làm sạch ậu môn rồi xông.

2.18. Giải độc khi ngộ độc thức ăn, ngộ độc chì: Lấy vài củ nén giã nát ra rồi chiêu với rượu để uống.

2.19. Chữa bệnh thổ tả nguy cấp: Lấy 1 lạng củ nét giã nát ra rồi đem sao cho nóng lên. Sau đó đắp luôn vào rốn. Cứ khi nào nguội thì thay bã mới. Một vài lần sẽ khỏi.

2.20. Côn trùng chui vào tai: Giã củ nén rồi lấy nước cốt nhỏ vào tai.

2.21. Làm ngưng chảy máu cam: Lấy 1 lạng củ nén để cả rễ rồi nấu cháo. Thêm chút giấm vào rồi ăn nóng.

2.22. Giúp nhanh mọc tóc: Muốn cải thiện tình trạng hói ở trẻ nhỏ thì lấy củ nén nấu nước gội đầu cho trẻ. Đồng thời giã củ nén ra và đắp vào chỗ bị hói.

2.23. Trị mụn nhọt nhanh: Nướng củ nén nóng lên rồi giã nát ra. Khi còn nóng thì đắp vào chỗ bị mụn.

2.24. Làm giảm biến chứng sau tai biến mạch máu não: Khi mới bị thì lấy nước tiểu trẻ con trộn với củ ensn đã giã nát để uống.

2.25. Điều trị với những người bị viêm tuyến vú: Lấy 1 nắm củ nén chừng 25g đem hấp rồi đắp vào chỗ bị viêm là được.

2.26. Chữa xơ vữa động mạch: Mật ong và củ nén mỗi vị 60g. Củ nén thì giã nát ra rồi đem đi nấu cùng mật ong. Sau khi để nguội thì bảo quản trong lọ thủy tinh. Khi nào dùng lấy 1 thìa cà phê hòa với nước sôi để uống. Ngày uống 2 thìa.

2.27 Xua đuổi rắn lục: Củ nén và sả là hai loại thường được người dân trồng quanh nhà để đuổi rắn lục bởi mùi nồng, khoảng cách lan mùi xa khoảng 20-30m khiến rắn không đánh hơi được mà phải tránh xa.

  1. Củ nén trong ẩm thực

Không chỉ là một vị thuốc quí, củ nén còn được dùng kết hợp với các món ăn, giúp các món ăn dậy mùi thơm, mang hương vị hấp dẫn riêng biệt.

Nén có mùi hăng nồng, nhưng khi đảo dầu phi vàng lại rất thơm. Nén đặc biệt hợp với món cháo lươn, giúp khử đi mùi tanh đặc trưng của lươn, đem đến vị thanh thanh và cay nồng cho món cháo.

Khi dùng nén trong các món chiên, đặc biệt là chiên trứng, mùi tanh của trứng sẽ không còn mà thay vào đó là mùi thơm ngạt ngào của củ nén, thơm hơn hẳn so với phi dầu chiên với hành tím. Như vậy, củ nén không chỉ khử mùi tanh của thức ăn, còn giúp món ăn dậy mùi thơm nồng nàn.

Ngoài ra, nén cùng nghệ tươi cũng là những gia vị không thể thiếu khi kho các loại cá nước ngọt như cá sông, cá đồng hay cá nuôi ao nước ngọt. Ngoài việc ướp cá với nén và một vài gia vị khác, để nồi cá đồng kho thơm ngon hấp dẫn hơn, sau khi kho kỹ bạn hãy phi thêm ít củ nén đổ nào nồi cá khi tắt bếp, đảm bảo món cá kho thêm phần thơm ngon khó cưỡng.

Nén dùng nấu cháo đã ngon, nấu chè lại càng đặc biệt. Khi nấu chè nén để ăn, người ta thường dùng đường đen, chưng lên chứ ít khi nấu. Củ nén được rửa sạch, cho vào nước nấu sôi khoảng 30 phút, sau đó cho nửa bánh đường đen (tương đương khoảng 4g) chưng cho đến khi đường quyện đều với củ nén là dùng được và nên dùng nóng, khi đó mùi nén còn hăng nồng và cay, nếu bị cảm chỉ cần ăn một bát chè nén là thấy ngay tác dụng giải cảm rất tốt.

Củ nén còn là thứ gia vị không thể thiếu khi ướp thịt bò nướng. Thịt bò thái mỏng phi lê, ướp sả băm với ớt bột, dầu mè, gia vị và thật nhiều củ nén đập dập, khi nướng mùi củ nén dậy mùi, thịt chín vô cùng thơm và ngọt.

  1. Công dụng của củ nén trong làm đẹp

Củ nén ngoài làm vị thuốc hay gia vị trong gian bếp, nó còn có công dụng đặc biệt trong việc làm đẹp. Nén có tính sát khuẩn cao, do đó có thể dùng để trị mụn khi chưa sưng mủ, cho hiệu quả cao và rất an toàn. Thật kỳ diệu phải không nào!

Do bản thân chứa hàm lượng silic lớn, cùng các tiền tố của vitamin A, B và C, củ nén có khả năng đặc biệt bảo vệ da khỏi các yếu tố gây hại, đồng thời giúp da khôi phục sau khi bị mụn. Không chỉ vậy, củ nén chứa các hợp chất lưu huỳnh giúp chăm sóc da rất hiệu quả.

Mách bạn bài thuốc điều trị cho da:

Nguyên liệu: Khoảng 10-13 củ nén và 1 thìa mật ong

Cách làm: Rửa sạch, để ráo rồi giã nhuyễn, trộn chung với mật ong. Tính kháng khuẩn tuyệt vời của mật ong sẽ giúp trị mụn trứng cá trên da mặt hiệu quả, kết hợp với tính năng chăm sóc da của củ nén khiến da bạn sáng, mịn hơn.

Cách sử dụng: Rửa sạch mặt, đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn. Sau 15-20 phút thì rửa sạch bằng nước lạnh. Một tuần thực hiện từ 2-3 lần như vậy sẽ giúp bạn có được làn da sáng mịn, không còn bị mụn vừa khoa học lại ít tốn kém.

Củ nén được trồng từ tháng 6, được lấy lá và thân ăn cho đến tháng 3 của năm sau. Nén rất dễ trồng, nhưng lại khó để dành. Muốn giữ được củ nén lâu, bạn nên để trong những chậu đất đặt nơi thoáng mát, tuyệt đối không gác lên cao, cũng phải tránh xa những nơi ẩm thấp. Khi gác lên cao, củ nén sẽ nhanh khô, còn nếu để nơi có độ ấm cao, nén sẽ rất nhanh lên mầm.

  1. Cách bảo quản củ nén sử dụng quanh năm

Nếu muốn bảo quản củ nén để sử dụng lâu dài bạn có thể áp dụng 1 trong các cách sau:

  • Cách 1: Sau khi mua củ nén về cho củ nén vào rổ thưa, để nơi thoáng mát, lâu lâu đem phơi chỗ râm mát cho thoáng. Không để củ nén trong các túi nilon vì củ nén bị bí hơi sẽ rất nhanh hỏng. Ngoài ra, cũng không nên để củ nén ở nơi có nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao.
  • Cách 2: Củ nén sau khi mua về đem rửa sạch, loại bỏ những củ dập, hỏng. Sau đó trải đều và hong khô trong bóng râm 1 tuần. Khi hành khô, bạn bỏ vào các túi nhỏ hoặc hộp nhựa, cất vào ngăn mát tủ lạnh. Bằng cách này bạn có thể dự trữ ăn trong 1 vài tháng.
  • Cách 3: Sau khi rửa sạch củ nén cho vào ngăn đá. Cách này có thể giúp bảo quản củ nén khá lâu, nhưng nó cũng sẽ làm giảm bớt đi vị thơm của hành.
  • Cách 4: Củ nén sau khi mua về, đem phơi nơi bóng mát cho khô. Sau đó cho vào một chiếc thùng xốp có chứa cát khô. Lưu ý, bạn cần sử dụng cát khô, không dùng cát ẩm ướt vì sẽ làm củ nén bị lên mầm.

 

 

One thought on “Củ nén là gì? Có tác dụng gì trong cuộc sống hàng ngày?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *