2. Tinh dầu sả chanh
XÔNG PHÒNG: Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu xông với đèn gốm Bát Tràng/ Máy xông tinh dầu thanh lọc sát khuẩn không khí, giúp thư giãn ngủ ngon, đuổi côn trùng..
LAU SÀN: Nhỏ 5-7 giọt tinh dầu vào chậu nước sạch, nhúng cây lau sàn vào hỗn hợp để làm sạch sàn nhà, sát khuẩn, đuổi muỗi – côn trùng hiệu quả
XÔNG MẶT: Chuẩn bị một chậu nước sạch đun sôi, nhỏ thêm 3 giọt tinh dầu sả chanh, dùng khăn trùm kín (giữ mặt có khoảng cách vừa phải để tiếp xúc hơi nước tránh bỏng da) xông tầm 2-10 phút đến khi nước hết bốc hơi để mặt hết nóng thì rửa lại bằng nước mát giúp da sạch sâu, ngăn ngừa hình thành mụn, giảm nhanh mụn viêm…
Trong các loại thực vật tự nhiên thì sả chanh là một trong những loài cây có hương thơm và giúp đuổi muỗi rất hiệu quả. Mùi hương của sả chanh rất dễ chịu và tạo nên cảm giác thoải mái với con người nhưng đối với loài muỗi thì hoàn toàn ngược lại. Trong thân cây sả chanh cũng như trong tinh dầu sả chanh có chứa tinh chất thuộc nhóm Citral và Geraniol, đây là 2 hợp chất khiến muỗi rất sợ, đó cũng chính là lý do tại sao nó cũng là nguyên liệu chính để sản xuất các loại thuốc trừ muỗi và côn trùng. Hai hợp chất này có chức năng khử mùi, kháng khuẩn và xua đuổi côn trùng vô cùng hiệu quả.
Ngoài ra, các thành phần hoá học có trong cây sả chanh làm tê liệt thần kinh của loài muỗi, khiến cho chúng khó xác định được vị trí của bạn để tấn công. Không chỉ riêng thân cây, mùi hương và tính chất có sẵn trong lá và cành của cây cũng có thể sử dụng để đuổi muỗi và côn trùng.
Tinh dầu thiên nhiên luôn có sự chênh lệch màu và mùi vì:
Mùa nắng dưới cái nắng gay gắt và ánh sáng mặt trời mạnh nhất là lúc lá cây tổng hợp chất mạnh nhất vì thế chất lượng tinh dầu chưng cất mùa này là tuyệt hảo nhất và màu sắc mùi thơm cũng đậm đặc hơn so với mùa mưa.
Chai dung tích nhỏ thì nhìn màu sẽ nhạt hơn so với chai lớn (lượng tinh dầu nhiều hơn sẽ đậm màu hơn)
Bản chất tinh dầu dễ bay hơi và bị oxy hóa nhẹ khi tiếp xúc với ánh sáng, nên khi dùng chúng ta sẽ cảm thấy mùi dịu dần đi bớt nồng hơn và lượng tinh dầu càng cuối chai càng ít nên mùi cũng dịu hơn so với chai mới.
Đó là do chúng ta đã mắc phải bệnh “Quen mùi” – tức là chúng ta ngửi một mùi hương nhiều tới mức bạn khứu giác của bạn trở nên quen thuộc với nó. Bạn sẽ không / khó cảm nhận được mùi đó dù rằng nó vẫn hiện diện quanh bạn.
1. Xông mặt: Làm sạch hệ hô hấp, thư giãn, giúp loại bỏ virus, vi khuẩn bám trên da mặt: Nhỏ 3-5 giọt tinh dầu vào một bát nước nóng (khoảng 500ml, nhiệt độ từ 80-100oC), để mặt cách bát nước khoảng 15-25 cm, trùm kín khăn để xông, hít thở thư giãn từ 5-10 phút; lau khô bằng khăn sạch, sau khi xông 30 phút rửa mặt bằng nước ấm. Xông mặt 1 lần/ngày để giúp loại bỏ vi khuẩn, virus, ngăn ngừa bệnh về đường hô hấp.
2. Xông toàn thân: Giải cảm, thư giãn: Nhỏ 15 – 20 giọt tinh dầu vào chậu lớn hoặc nồi nước nóng (khoảng 3 lít, nhiệt độ từ 80-100oC), cởi bỏ quần áo, dùng khăn lớn hoặc chăn trùm lên toàn thân và nồi xông, xông khoảng 10-20 phút (khi cơ thể vã mồ hôi thì ngừng xông). Dùng khăn khô thấm sạch mồ hôi và uống 1 ly nước ấm, sau khi xông 1 giờ tắm lại bằng nước ấm.
Lưu ý: Kết hợp xông cùng tinh dầu tràm, hương nhu, ngải cứu, chanh, bạc hà,…sẽ mang lạ hiệu quả hơn rất nhiều.
sả chanh – cây sả dùng làm thực phẩm hằng ngày có thể sử dụng lá, bẹ, thân làm gia vị tẩm ướp thực phẩm. Tinh dầu có mùi thơm dễ chịu, mùi thơm đặc trưng của citral, chất lỏng, sánh, có mầu vàng nhạt. Tinh dầu sả chanh là vị thuốc có tác dụng kích thích, sát trùng nên được dùng làm thuốc giải cảm, chữa đau bụng, đau dạ dầy, đau nhức đầu, ho, eczema và các bệnh đau nhức xương.
Còn Sả java là loại cây sả ở đảo Java, Indonesia, hiện nay đã được trồng nhiều ở Việt Nam, là loại sả cỏ, vị đắng ko ăn được như cây sả chanh, có công dụng như tinh dầu sả chanh, đặc trưng của sả java là mùi thơm hơn, nồng đậm hơn sả chanh, mùi sả chanh dịu nhẹ hơn khi sử dụng.
Tinh dầu sả chanh được sử dụng phổ biến hơn sả java vì mùi ít nồng hơn, có nhiều công dụng hơn, có thể làm gia vị nấu ăn,
Tinh dầu được chiết xuất hoàn toàn từ cây sả chanh nên có thể dùng Tinh dầu sả chanh để nấu ăn, tuy nhiên vì tinh dầu rất đậm đặt nên chỉ sử dụng với một lượng rất nhỏ từ 1-2 giọt cho 1 lần nấu, ko nên sử dụng nhiều
Tinh dầu sả chanh có tính kháng khuẩn cao, giúp giải cảm và lợi hô hấp đồng thời nâng cao hệ miễn dịch. Chúng ta có thể sử dụng tinh dầu sả chanh xông hơi, giải cảm bằng cách nhỏ 15 – 20 giọt tinh dầu vào chậu lớn hoặc nồi nước nóng (khoảng 3 lít, nhiệt độ từ 80-100oC), cởi bỏ quần áo, dùng khăn lớn hoặc chăn trùm lên toàn thân và nồi xông, xông khoảng 10-20 phút (khi cơ thể vã mồ hôi thì ngừng xông). Dùng khăn khô thấm sạch mồ hôi và uống 1 ly nước ấm, sau khi xông 1 giờ tắm lại bằng nước ấm. Có thể kết hợp cùng với tinh dầu tràm và các loại tinh dầu ngải cứu, hương nhu,… để xông giải cảm
Tinh dầu sả chanh có tính nóng, nên hạn chế bôi lên da, đặc biệt vùng da non và da em bé, nên sử dụng tinh dầu sả chanh để bôi lên quần áo được Nên nếu muốn dùng để massage nên dùng 1 lượng nhỏ pha với dầu nền theo tỉ lệ 2% (4 giọt tinh dầu cho 10ml dầu nền)