8. Tinh dầu hoa ngũ sắc

Tinh dầu Hoa ngũ sắc được biết đến với công dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng rất hiệu quả. Ngoài ra còn hỗ trợ chống viêm, chống phù nề và kháng khuẩn, thải loại các dịch mủ xanh, vàng còn tồn đọng trong lòng xoang và hốc mũi; giảm triệu chứng sụt sịt, chảy nước mũi.
Cách 1: Nhỏ mũi
Nhỏ 5-6 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc vào 10ml nước muối sinh lý 0.9%, lắc đều, nhỏ vào mỗi bên mũi 2-3 giọt, ngày 3 lần; có thể nhỏ vài giọt vào khẩu trang để hít khi đi đường.
Cách 2: Xịt mũi
Mua chai xịt mũi Xisat (loại có nắp mở được), có thể tận dụng chai cũ đã dùng hết; cho nước muối sinh lý 0.9% vào chai; nhỏ thêm vào khoảng 20 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc; lắc đều, xịt rửa 2-3 lần mỗi bên mũi, ngày 3 lần.
Cách 3: Xông mũi
Nhỏ khoảng 5-7 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc vào cốc nước sôi; dùng giấy cứng quấn thành hình nón, có chừa lỗ nhỏ, chụp lên cốc nước; bịt một mũi, hít sâu vào mũi bên kia để hơi tinh dầu bay vào mũi thông qua lỗ nhỏ của chụp giấy; xông khoảng 5-10 phút mỗi ngày.

Theo Đông y, cây Hoa ngũ sắc (cây cỏ hôi, cây cứt lợn) có vị hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường dùng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong các trường hợp sổ mũi, viêm xoang mũi dị ứng cấp và mãn tính

Trước đây khi chữa viêm xoang bằng cây hoa ngũ sắc người ta thường lấy lá tươi rửa thật sạch với nước muối loãng, xả lại với nước sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, tẩm vào bông bôi vào bên trong mũi đau hoặc ngoáy vào tai đau, tuy nhiên cách này sẽ làm cho người bệnh cảm rất xót mũi, nhận thấy rằng các tinh chất chữa bệnh chủ yếu nằm ở bộ phận lá và hoa ngũ sắc nên Hoa Nén đã tiến hành chiết xuất các hoạt chất quý trong cây hoa ngũ sắc bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu được tinh dầu hoa ngũ sắc tinh khiết. Các hoạt chất có được trong tinh dầu có nồng độ đậm đặc hơn vài trăm lần so với cùng khối lượng cây ngũ sắc tương ứng, và hơn thế nữa chữa trị viêm xoang bằng tinh dầu hoa ngũ sắc sẽ không bị cay và xót như phương pháp giã lá cây trước đây mà hiệu quả lại vượt trội hơn hẳn.
Ngoài ra còn hỗ trợ chống viêm, chống phù nề và kháng khuẩn, thải loại các dịch mủ xanh, vàng còn tồn đọng trong lòng xoang và hốc mũi; giảm triệu chứng sụt sịt, chảy nước mũi.

 

Theo Đông y, cây ngũ sắc có vị cay hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi, thường được dùng chữa các bệnh viêm đường hô hấp, viêm họng. Dịch chiết toàn bộ cây có khả năng chống các vi khuẩn Staphylococus aureus (tụ cầu vàng), Bacillus subtilis, E.coli và Pseudomonas aeruginosa (trực khuẩn mủ xanh). Bên cạnh tác dụng chống viêm kháng khuẩn, hoa ngũ sắc còn có tác dụng tăng xuất tiết, giúp làm loãng dịch mũi xoang và đào thải chúng ra khỏi hốc xoang, giúp người bệnh cảm thấy thông mũi, dễ thở hơn.

Theo Đông y, cây ngũ sắc tím (cứt lợn) vị cay, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi; thường được dùng chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang…

Cây ngũ sắc tím có hàm lượng tinh dầu cao (khoảng 0,16% tinh dầu đặc), màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác. Các thí nghiệm trên động vật cho thấy nó có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính. Tinh dầu ngũ sắc tím nguyên chất đậm đặc được chiết xuất hoàn toàn từ 100% loại cây cứt lợn này nên độ dược tính tăng lên gấp nhiều lần, và chính vì thế nên sẽ mang lại hiệu quả rõ nhất ngay một vài lần đầu tiên sử dụng.
Đây là cách chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên nên bạn cần kiên trì và thực hiện đều đặn hằng ngày. Nếu bị viêm mũi hoặc viêm xoang nhẹ thì sau 10-14 ngày sẽ dứt hẵn, nếu bị xoang nặng thì thời gian sẽ lâu hơn.

 

Tinh dầu hoa ngũ sắc nên sử dụng cho các bé từ 2 tuổi trở lên.
Đối với bé bị sổ mũi:
-Cách 1: Pha loãng 20ml nước muối sinh lý với 1 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc rồi cho vào xi lanh/ lọ xịt mũi để rửa mũi cho bé, mỗi lần rửa chỉ cần 10ml, nếu mũi bé bị nhầy và nghẹt nhiều quá thì dùng 2 lần 20ml (chưng nước ấm trước khi xịt)
-Cách 2: Rửa mũi sạch cho bé bằng nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%) để đẩy bớt dịch nhầy mũi ra ngoài, sau đó cho bé hít mùi tinh dầu hoa ngũ sắc thông qua đường mũi trực tiếp (cho dầu ra tay rồi đưa lên mũi hít, cho 1 giọt vào cốc nước nóng để bé xông mũi, bôi vào cổ áo/yếm/hoặc gối để mùi tinh dầu bay lên cho bé hít vào,..) Mùi tinh dầu có tính sát khuẩn, là loại kháng sinh tự nhiên giúp thông mũi, nhanh dứt bệnh sổ mũi.

Viêm xoang là tình trạng khi lớp niêm mạc ở các xoang do một tác nhân nào đó có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc các dị nguyên dị ứng gây ra tình trạng viêm sưng, tăng tiết dịch dẫn đến cản trở dòng chảy của chất nhầy ra khỏi các xoang. Từ đó gây ứ đọng các chất này kéo theo tình trạng nghẹt mũi, đau tại các vị trí xoang hay lân cận. Khi mang thai, cơ thể người mẹ miễn dịch kém nên có thể mắc viêm xoang nặng hơn. Ngoài ra trong quá trình thai kì việc sử dụng thuốc điều trị phải hạn chế để giữ an toàn cho thai nhi
Một số nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị viêm xoang:
• Khi mang thai hệ miễn dịch của người mẹ bị suy yếu làm tăng nguy cơ bị các tác nhân gây bệnh tấn công
• Hormone progesterone và estrogen tăng trong quá trình mang thai khiến cho tình trạng viêm xoang nghiêm trọng hơn. Từ đó khiến các mạch máu sưng lên, tắc nghẽn và chảy mũi phía sau.
• Mắc bệnh cảm cúm khi mang thai
• Tác nhân môi trường: Khói bụi, ô nhiễm, dị ứng phấn hoa, nhiễm lạnh
• Viêm mũi dị ứng, khi cơ thể bị dị ứng với tác nhân nào đó gây phản ứng viêm niêm mạc mũi xoang
• Chấn thương vùng mũi xoang

Mặc dù cây ngũ sắc (cây cứt lợn, cỏ hôi), với tên khoa học là Ageratum conyzoides L. đã được dân gian truyền miệng và sử dụng để chống các bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng rất tốt. Khoa học cũng chứng minh trong thành phần tinh dầu của cây ngũ sắc có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần hóa học khác, có tác dụng chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng trong cả đợt cấp và mãn tính có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm xoang. Tuy nhiên đối với phụ nữ đang trong giai đoạn thai kì thì không nên sử dụng tinh dầu Hoa ngũ sắc mà nên chữa viêm mũi dị ứng bằng một phương pháp lành tính hơn như sau:
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối là phương pháp đã được mọi người truyền tai nhau từ rất lâu. Các bác sĩ tai mũi họng thường khuyên bệnh nhân áp dụng vì phương pháp này mang tính an toàn tương đối cao.
Cách làm:
1. Đứng trước bồn rửa mặt, nghiêng người về phía trước và nghiêng qua một bên.
2. Dùng ống tiêm 25ml bơm mạnh nước muối vào lỗ mũi bên trên cho đến khi nước muối chảy ra ở lỗ mũi bên dưới. Có thể lặp lại 3-5 lần.
3. Sau đó đổi bên và làm tương tự

 

Lưu ý khi sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc
Khi sử dụng tinh dầu hoa ngũ sắc, chúng ta cũng cần lưu ý đến một số yếu tố để đảm bảo sử dụng và bảo quản cẩn thận nhất. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn:
• Tinh dầu là một hợp chất không tan trong nước, vì vậy khi sử dụng phải lắc đều để tinh dầu được trộn lẫn trong nước muối, tránh tình trạng gây bỏng, rát và tăng hiệu quả khi sử dụng.
• Khoảng từ 3 ngày đầu sử dụng sẽ có hiện tượng chảy mũi nhiều, tinh dầu sẽ kích thích làm tiết dịch, thải loại vi khuẩn ra ngoài. Chính vì vậy bạn phải kiên nhẫn sử dụng. Hãy sử dụng đúng từ 10-14 ngày, không nên bỏ sử dụng giữa chừng.
• Cần bảo quản tinh dầu hoa ngũ sắc tránh được ánh nắng mặt trời.
• Không uống trực tiếp tinh dầu mà cần pha loãng, sử dụng theo liều lượng đã được hướng dẫn, tuyệt đối không được lạm dụng tinh dầu.
• Không được đôi tinh dầu lên mắt, lên các vết thương hở hoặc các vùng da nhạy cảm.
• Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng (với đối tượng là phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ dưới 2 tuổi).
• Cần sử dụng tinh dầu trong khoảng thời gian còn hạn sử dụng. Không sử dụng tinh dầu nếu có mùi lạ hoặc xuất hiện màu lạ, bị đổi màu.

Tất cả các tinh dầu đều có thể dùng với đèn xông và máy khuếch tán. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả trong điều trị viêm mũi, viêm xoang thì chúng ta nên xông hơi bằng nước nóng. Một trong những phương pháp điều trị ngoại trú mà các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích sử dụng là xông hơi với tinh dầu Hoa Ngũ sắc. Xông hơi nóng nhằm làm loãng chất tiết dịch, làm mềm vảy mũi, cung cấp độ ẩm cho niêm mạc mũi bị khô, giúp dẫn lưu xoang được tốt hơn, giảm nhanh triệu chứng nghẹt mũi.

Tinh dầu Hoa Ngũ sắc không có dạng xịt, chỉ có chai tinh dầu nguyên chất với dung tích 5ml và 10ml.
Và để điều trị viêm xoang bằng cách xịt rửa mũi, ta có thể mua chai xịt mũi Xisat (loại có nắp mở được), có thể tận dụng chai cũ đã dùng hết; cho nước muối sinh lý 0.9% vào chai; nhỏ thêm vào khoảng 20 giọt tinh dầu hoa ngũ sắc; lắc đều, xịt rửa 2-3 lần mỗi bên mũi, ngày 3 lần.
Đây là một trong những cách làm rất hiệu quả để điều trị bệnh viêm mũi, viêm xoang.