10. Tinh dầu quế
Tinh dầu quế là tinh dầu được chiết xuất từ vỏ cây quế, với thành phần chính là Cinnamaldehyde. Nó là một trong những loại tinh dầu có sản lượng lớn nhất và ứng dụng của tinh dầu quế ngày càng rộng rãi. Việc chiết xuất tinh dầu quế khó hơn so với các loại tinh dầu khác. Đây là loại tinh dầu thiên nhiên chiết xuất từ thân và vỏ quế, có tác dụng đuổi muỗi, đuổi chuột. Xông tinh dầu quế trị cảm lạnh, giúp khử mùi, tạo hương thơm cho nhà cửa, xe ô tô, phòng làm việc,… và nhiều công dụng tuyệt vời khác
Lưu ý: Tinh dầu Quế là một trong những tinh dầu mạnh có tính nóng, điều này không tốt đối với nội thất nhựa, ghế da,…
Vì có tính cực nóng như vậy nên không được lưu trữ trong chai bằng nhựa. Khi tinh dầu Quế chảy ra nhựa cần dùng các loại dầu nền (dầu dừa, dàu hướng dương, jojoba, olive,…) để làm loãng tinh dầu ra. Nhất là trên ô tô nhé, cần xử lý ngay nếu chậm trễ có thể làm nhựa/da bị cháy.
Quế Việt Nam (Cinamomum loureirii Ness) là một trong tứ đại danh dược đã bao đời nay, được cả thế giới ưa chuộng, trở thành gia vị hàng đầu ở các nước Phương Đông và Phương Tây. Trong nghiên cứu “những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi đã có nói đến rất nhiều về cây Quế và xem đây là một dược liệu quý có nhiều công dụng khác nhau.
Tinh dầu quế chứa 95% andehyt cinnamic và hơn 40 hợp chất hữu cơ khác, có tác dụng kích thích làm tăng sự tuần hoàn máu, gây co mạch, tăng bài tiết, gây co bóp tử cung, sát trùng, chữa đau bụng, đi tả, ngăn ngừa được các chứng phong hàn, cảm lạnh, nhức đầu.
* Khi sử dụng tinh dầu quế, tiếp xúc với môi trường trong một khoảng thời gian dài sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi không khí, nhiệt độ, ánh sáng. Nếu chúng ta thường xuyên mở nắp, lúc đó các cấu tử (nguyên tố hóa học) nhẹ trong thành phần tinh dầu bị bay hơi, các cấu tử nặng hơn bị lắng lại, cộng với hiện tượng oxy hoá của một số chất trong tinh dầu quế, lúc này sẽ gây ra hiện tượng kết tinh.
Hiện tượng tinh thể kết tinh ở đáy, quanh miệng chai hay ở nắp của chai tinh dầu treo xe, nhưng những chất này chiếm một lượng rất nhỏ nên không ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Tinh dầu không gây hại môi trường và dễ bị phân hủy, nếu lắc mạnh các kết tinh sẽ bị hoà tan.
Tinh dầu xịt quế đã pha thêm dung môi nên không xảy ra hiện tượng kết tinh do tinh dầu bị loãng đi, các cấu tử nặng bị giảm; dung môi hoà tan các kết tinh đó.
Vì vậy, chúng ta nên bảo quản tinh dầu trong bình đựng kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Khi sử dụng xong phải đóng nắp chai lại. Không dùng tinh dầu quế nguyên chất để uống và bôi trực tiếp lên da (nên pha loãng), tránh rớt vào mắt, không dùng tinh dầu quế cho phụ nữ có thai và trẻ dưới 6 tuổi.
Tinh dầu quế nguyên chất có tính nóng mạnh nên phải biết sử dụng đúng phương pháp tránh bị bỏng. Và tuyệt đối không dùng trực tiếp trên da.
Một số lưu ý dành khi sử dụng tinh dầu quế
– Cần pha loãng tinh dầu với dầu nền hoặc nước ấm trước khi thoa lên da. Không bôi tinh dầu đậm đặc trực tiếp lên da (đặc biệt là các vết thương) vì có thể gây bỏng. Tỷ lệ pha loãng khuyến khích 2% tinh dầu Quế nguyên chất với các loại dầu nền (dầu dừa, dầu hướng dương…). Khi sử dụng để massage bạn cần dùng thử cho một vùng nhỏ để xem và theo dõi mức độ da có bị kích ứng không
– Phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh tuyệt đối không nên sử dụng.
– Không được dùng quá liều lượng để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
– Không sử dụng tinh dầu hết hạn sử dụng.
– Bảo quản ở những nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
-Hít tinh dầu: chỉ nên để chai ngang tầm ngực và đưa lên dần dần, hạn chế để quá gần mũi nếu bạn chưa quen với việc ngửi tinh dầu.
– Sử dụng thiết bị máy siêu âm (máy phun sương,…) khuếch tán tinh dầu chỉ nên sử dụng trong môi trường thông thoáng và sử dụng tối đa một lần khoảng 20 phút. cách 60 phút sau mới nên tiếp tục sử dụng.
1. Tinh dầu quế là loại tinh dầu thân vỏ được chiết xuất từ cây quế là loại cây nhiệt đới, thuộc họ Long não Lauraceae. Ở Việt Nam chủ yếu là giống quế Cinnamomum Cassia (được coi là “Thần Quế” ), bởi hàm lượng tinh dầu đạt hàng thượng phẩm) được trồng và mọc trong rừng thứ sinh ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Yên Bái, Hòa Bình, Quảng Nam….
Với hương vị ngọt và cay nồng, quế là một loại tinh dầu tuyệt vời cho việc khuếch tán và thậm chí có thể giúp đẩy lùi côn trùng một cách tự nhiên. Tinh dầu vỏ quế đã được nhiều đầu bếp sử dụng để gia tăng hương vị cho đồ uống, bánh mì, món tráng miệng, và món khai vị.
2. Thành phần tinh dầu quế
Thành phần hoá học chính: Cinnamaldehyde, Eugenol
Cảm quan: tinh dầu quế là chất lỏng màu vàng nhạt đến màu vàng đỏ
Hương thơm: mùi hương quế cực mạnh và nồng
Thành phần chính trong tinh dầu quế là Cinnamaldehyde và Eugenol. Những hợp chất tự nhiên này là thành phần mạnh mẽ giúp mang đến nhiều công dụng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng Cinnamaldehyde hỗ trợ chức năng cho các phân tử của thận được khỏe mạnh.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng Cinnamaldehyde kích hoạt phản ứng chống oxy hóa nội sinh (tự nhiên, bên trong) trong tế bào đại tràng, là một trong các cách tự nhiên duy trì các tế bào đại tràng khỏe mạnh.
3. Cách sử dụng tinh dầu quế:
– Cách sử dụng tinh dầu quế rất đơn giản. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng tinh dầu quế phổ biến mà bạn có thể sử dụng tại nhà
– Khuếch tán tinh dầu quế: nhỏ 2-5 giọt tinh dầu Quế vào máy khếch tán tinh dầu. Hay đơn giản là thấm vào gòn, giấy ăn để lan tỏa mùi hương ở khoảng cách gần, thanh lọc bầu không khí và đặc biệt còn xua đuổi côn trùng hiệu quả.
– Ngâm chân: Hòa 2 lít nước ấm 2-3 giọt tinh dầu để ngâm chân trước khi ngủ giúp tăng tuần hoàn máu, giảm đau nhức gan bàn chân.
– Massage vùng mỡ thừa: Trộn tinh dầu nguyên chất với dầu nền (dầu dừa, dầu thầu dầu, dầu jojoba) theo tỉ lệ 3-5% rồi dùng để massage giúp xóa tan mỡ thừa, săn chắc cơ thể.
– Xoa bóp cơ, đau bụng kinh: trộn đều hỗn hợp tinh dầu quế và nước với tỉ lệ 1:3 dùng để xoa bóp giảm đau nhức xương khớp, co rút và đau bụng kinh.
– Xông mặt: Nhỏ 2-5 giọt tinh dầu vào chậu nước nóng rồi trùm kín đầu để xông mặt với khoảng cách 25-30cm cách mặt nước. Hít thở sâu và thư giãn 5-10 phút chữa ho, cảm cúm và thư giãn.
– Dưỡng da với mặt nạ: Nhỏ 1 giọt tinh dầu vào hỗn hợp sữa chua, mật ong, cám gạo hoặc dầu nền thiên nhiên. Trộn đều hỗn hợp trên để tạo mặt nạ săn chắc da, ngăn ngừa mụn (tỉ lệ phải thật nhỏ vì dầu quế có tính rất nóng và dễ gây bỏng)